Người trồng thanh long: Đau đầu với… “nấm tắc kè” (đốm trắng-đốm nâu)

Người trồng thanh long: Đau đầu với… “nấm tắc kè”

(28/09/2016)

“Nấm tắc kè” gây cháy cành và nám trái. Trái thanh long mắc bệnh chỉ còn cách cắt bỏ.

Mới đầu mùa mưa, nhưng nấm tắc kè  đã  xuất hiện ở nhiều khu vườn thanh long của các xã: Hàm Minh, Tân Lập (Hàm Thuận Nam); Hàm Hiệp (Hàm Thuận Bắc)… Biểu hiện của bệnh là những đốm trắng trên cành và trái thanh long, nhìn giống như da tắc kè. Bệnh gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế cho người dân.

Thiệt hại không nhỏ

Từ những năm 2009 – 2010, bệnh nấm tắc kè đã  xuất hiện rải rác ở một số vườn ở  Cẩm Hang, thôn Đại Lộc, xã Hàm Hiệp, Hàm Thuận Bắc. Gần đây, bệnh xuất hiện ở hầu khắp các xã của huyện Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam. Bệnh  chỉ xuất hiện vào đầu mùa mưa, đầu tiên là những đốm chấm trắng xuất hiện trên cành non, trái gần chín và trái chín. Cành non bị loại nấm này thì 7 – 10 ngày sẽ chết, làm cho cây không phát triển được. Ở trái thanh long, bệnh nấm tắc kè gây ra những mảng nấm phía trên của trái làm trái xấu đi, không  bán được.

Tại Tổ hợp tác sản xuất thanh long VietGap Cẩm Hang, thôn Đại Lộc xã Hàm Hiệp, nơi được xem là điểm đầu tiên xuất hiện bệnh nấm tắc kè. Năm 2012, gia đình ông Trương Đắc Luận, gần như mất trắng vụ thanh long do 100% diện tích đều bị bệnh. “Năm ngoái gia định tôi áp dụng khá nhiều cách để điều trị bệnh này. Từ phương pháp do Trung tâm Bảo vệ thực vật tỉnh hướng dẫn đến những cách do người dân tìm hiểu, áp dụng, nhưng biểu hiện của bệnh vẫn không giảm. Đầu mùa mưa năm nay, thanh long vườn nhà tôi cũng đã bắt đầu xuất hiện bệnh. Hiện tại, gia đình đang phun thuốc, bón phân nhưng  chưa biết kết quả như thế nào”, ông Luận nói. Ông Bùi Minh Hùng, thị trấn Ma Lâm, Hàm Thuận Bắc mất trắng lứa đầu tiên của vụ mùa năm nay, cho hay: “Năm ngoái, vườn nhà tôi không bị bệnh nấm tắc kè nhưng sang năm nay bệnh xuất hiện khá sớm. Thiệt hại hơn 10 triệu đồng”.

Người trồng Thanh Long

Không riêng Bình Thuận

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật, từ những năm 2009 – 2010, nấm tắc kè chỉ xuất hiện rải rác  ở một số vườn, nhưng nay thì lan ra diện rộng. Bệnh chỉ xuất hiện ở những vườn có cỏ nhiều, chăm sóc kém, độ PH trong gốc thanh long rất thấp, bộ rễ kém phát triển. Từ khi có bệnh đốm trắng xuất hiện, chi cục đã lấy mẫu gửi giám định ở cơ quan chuyên ngành như Viện Cây ăn quả miền Nam… nhưng kết quả phân tích  chưa tìm ra được tác nhân chính gây bệnh…

Bệnh nấm tắc kè hiện nay có những biểu hiện mới, không chỉ những vườn vệ sinh kém, chăm sóc không tốt mà ngay cả những vườn vệ sinh sạch sẽ, bón phân đúng quy trình kỹ thuật cũng bị. Ông Ngô Xuân Hiền, ở Hợp tác xã thanh long Phú Hội, xã Hàm Hiệp, cho biết: “Những năm trước bệnh chỉ xuất hiện ở những vườn đã chong đèn thanh long trái vụ, nhưng năm nay, tại một số vườn thanh long non, chưa chong đèn cũng bị bệnh…”.

Hiện nay, bệnh nấm tắc kè không chỉ ở Bình Thuận mà thanh long ở thị trấn Tầm Vu (Long An), huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) cũng mắc bệnh này. Các địa phương trên cũng chưa tìm ra cách trị bệnh hiệu quả. Người dân vẫn phải chịu thiệt hại.

http://agriviet.com

Summary
Review Date
Reviewed Item
Bio Sun cam kết mang đến các sản phẩm sạch - an toàn - hiệu quả cho ngành nông nghiệp nuôi trồng và sức khỏe con người
Author Rating
51star1star1star1star1star


đông trùng hạ thảo đông trùng hạ thảo tươi đông trùng hạ thảo việt nam lemonhr phần mềm quản lý nhân sự tốt nhất hiện nay giai phap erp la gi phan mem nhan su tien luong