Tăng cường kiểm soát tồn dư kháng sinh trong tôm

                                                                                 Ảnh minh họa

Tồn dư kháng sinh trong tôm và tác hại

Tồn dư kháng sinh là tình trạng kháng sinh vẫn còn trong sản phẩm nuôi trồng
ở dạng nguyên chất hay đã chuyển hóa, vì thế có thể gây tác hại đối với người
sử dụng. Sở dĩ có hiện tượng tồn dư kháng sinh là do việc không tuân thủ quy
định về sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng, chế biến nông thủy sản, thực phẩm
chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật; sử dụng các chất kích thích sinh trưởng, thuốc
thú y trong chăn nuôi và thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục cho phép; sử dụng
kháng sinh để bảo quản thực phẩm.

Dư lượng hoá chất, kháng sinh khi đã tồn lưu trong thủy sản nuôi thì không có phương
pháp nào để loại bỏ được trong quá trình chế biến, bảo quản. Dư lượng hoá chất,
kháng sinh tồn lưu trong thủy sản nuôi tùy từng loại sẽ gây hại tức khắc hoặc tích tụ
sau một thời gian sử dụng và ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Về kinh tế, tác hại của việc sử dụng chất cấm, lạm dụng thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh
trong nuôi trồng thủy sản khiến nhiều lô hàng thủy sản xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu tôm
của các doanh nghiệp nước ta bị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cảnh báo tồn dư hóa
chất và bị trả về, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh
và người nuôi trồng thủy sản khiến họ điêu đứng, thậm chí bị thua lỗ, phá sản.

Theo số liệu của NAFIQAD, trong năm 2016, thông qua mạng cảnh báo nhanh, cơ quan thẩm
quyền của các nước nhập khẩu thủy sản và các kênh ngoại giao khác Cục Quản lý Chất lượng
Nông lâm sản và Thủy sản đã nhận được thông tin cảnh báo về một số lô hàng thủy sản xuất khẩu
của Việt Nam không bảo đảm an toàn thực phẩm do phát hiện kháng sinh cấm hoặc do dư lượng
hóa chất kháng sinh vượt mức giới hạn tối đa cho phép.

Cụ thể, tổng số lượng lô hàng bị cảnh báo năm 2016 là 40 lô, chiếm 0,03% và đã có chiều
hướng giảm so với năm 2015 (70 lô, chiếm 0,07%), trong đó số lô bị cảnh báo gồm Nhật Bản (24 lô)
, EU (11 lô), Australia (3 lô) và Hàn Quốc (2 lô)…

Ngoài ra, tình trạng lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản còn dẫn đến tình trạng
kháng thuốc kháng sinh, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người và vật nuôi.
Theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, việc lạm dụng hóa chất, kháng sinh
có thể làm xuất hiện các chủng kháng thuốc nên khi điều trị bệnh cho người sẽ không có hiệu
quả. Hơn nữa, những chủng kháng thuốc từ động vật có thể lây truyền sang người, tạo thành
gánh nặng cho ngành y tế, cho cộng đồng, gây tổn thất lớn cho người dân.

Theo tiến sỹ Chu Vân Hải, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Phân tích Thí nghiệm TP.HCM (CASE),
những loại kháng sinh tồn dư trong tôm cũng như các loại thủy sản nhiều nhất hiện nay là:
Enrofloxacin, Oxytetracycline, Chloramphenicol, Malachite Green, Ciprofloxacin, Sulfonamides,
Nitrofurans….

Enrofloxacin gây mù lòa vĩnh viễn, Chroramphenicol gây thiếu máu và Oxytetraxycline gây dị ứng
đường tiêu hóa. Ngoài ra, các loại kháng sinh tích tụ lâu ngày gây cản trở cho việc điều trị bệnh
bằng kháng sinh, cũng như có thể gây đột biến, ung thư…

Kiểm soát tồn dư kháng sinh trong tôm

Trước tình trạng này, để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng trong nước, đồng thời tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn đã ban hành Kế hoạch về kiểm soát tồn dư hóa chất kháng sinh trong tôm và ngăn chặn
hành vi đưa tạp chất vào tôm, sản xuất kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất.

Theo kế hoạch, đến hết năm 2017 giảm 50% tỷ lệ mẫu tôm nuôi bị phát hiện vi phạm quy định về
hóa chất kháng sinh so với năm 2016; giảm 50% số lô tôm xuất khẩu vào các thị trường bị cơ quan
thẩm quyền Việt Nam và nước nhập khẩu cảnh báo về tồn dư hóa chất kháng sinh so với năm 2016.
Đến hết năm 2018, cơ bản chấm dứt tình trạng sử dụng chất cấm, lạm dụng hóa chất, kháng sinh,
thuốc thú y trong sản xuất kinh doanh tôm.

Về kiểm soát ngăn chặn tạp chất trong tôm, đến hết 2017, 100% cơ sở nuôi tôm, cơ sở thu mua,
chế biến tại địa bàn 4 tỉnh trọng điểm (Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang) ký cam kết không
đưa tạp chất vào tôm trước khi tiêu thụ, không mua tôm tạp chất. Kịp thời thanh tra, kiểm tra đột xuất,
xử lý vi phạm các cơ sở sản xuất kinh doanh tôm có dấu hiệu đưa tạp chất vào tôm hoặc sản xuất
kinh doanh tôm có chứa tạp chất. Kế hoạch cũng nêu rõ, đến hết năm 2018, cơ bản chấm dứt tình
trạng sử dụng chất cấm, lạm dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y trong sản xuất kinh doanh tôm.

Nhằm thực hiện hiệu quả kế hoạch đề ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt ra các
nhiệm vụ trọng tâm: Rà soát, sửa đổi hoàn thiện chính sách pháp luật, tiêu chuẩn quy chuẩn trong
sản xuất, chế biến, tiêu thụ tôm  nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm soát hiệu quả tồn dư hóa chất kháng
sinh và ngăn chặn các hành vi vi phạm về đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu, sản xuất, kinh doanh
sản phẩm tôm có tạp chất.

Ngoài ra, Bộ cũng đề nghị các cơ quan chức năng cần tuyên truyền vận
động, hướng dẫn người dân nuôi tôm không sử dụng chất cấm, kháng sinh nguyên liệu, không lạm
dụng thuốc thú y, chất xử lý cải tạo môi trường; tổ chức ký cam kết không bán chất cấm, kháng sinh
nguyên liệu cho nuôi trồng thủy sản đối với các cơ sở buôn bán thuốc thú y.

Hơn nữa, Bộ chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường giám sát, cảnh báo sớm dịch bệnh trên
tôm để kịp thời khuyến nghị và hướng dẫn người nuôi phòng trị bệnh hiệu quả, không sử dụng
chất cấm, kháng sinh nguyên liệu và sử dụng thuốc thú y theo 4 nguyên tắc: đúng thuốc, đúng liều
lượng, đúng lúc và đúng cách.

Bên cạnh đó, Bộ yêu cầu các doanh nghiệp sơ chế, chế biến, xuất khẩu tôm tuân thủ đầy đủ các
quy định của Việt Nam và thị trường nhập khẩu trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm, sản phẩm tôm;
chấp hành nghiêm túc các quy định về kiểm soát tồn dư hóa chất, kháng sinh; chủ động kiểm soát chặt
chẽ mối nguy an toàn thực phẩm trong chương trình quản lý chất lượng, đặc biệt là các mối nguy hóa
chất kháng sinh theo quy định của Việt Nam và thị trường nhập khẩu.

Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra đột xuất để kịp thời phát hiện, cảnh báo và truy xuất,
xử lý tận gốc các sản phẩm, cơ sở sản xuất kinh doanh vi phạm các quy định về tồn dư hóa chất kháng sinh.

Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng giao Cục Thú y phối hợp với các đơn vị thuộ
c ngành y tế, công thương kiểm soát chặt chẽ hóa chất kháng sinh nhập khẩu sử dụng trong y tế,
công nghiệp nhưng bị cấm sử dụng trong sản xuất kinh doanh thủy sản.

Tại Hội nghị phát triển ngành tôm Việt Nam ở Cà Mau hôm 6/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
khẳng định quyết tâm đưa ngành tôm trở thành “thủ phủ tôm” thế giới và đặt ra mục tiêu cho ngành
tôm Việt Nam là chậm nhất đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu ngành tôm đạt 10 tỷ USD. Để đạt
được mục tiêu này thì việc kiểm soát tồn dư kháng sinh trong tôm và ngăn chặn hành vi đưa tạp
chất vào tôm là vô cùng cần thiết.

Giáng Hương

Tag: công nghệ nano, nano đồng, nano bạc, nano vàng

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ SINH HỌC BIOSUN

Địa chỉ: 68 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1

Hotline CSKH: 028 2243 0122

Email: Kinhdoanh.biosun@gmail.com 

kháng sinh trong tôm, kháng sinh trong tôm, kháng sinh trong tôm, kháng sinh trong tôm, kháng sinh trong tôm, kháng sinh trong tôm, kháng sinh trong tôm, kháng sinh trong tôm, kháng sinh trong tôm, kháng sinh trong tôm, kháng sinh trong tôm, kháng sinh trong tôm, kháng sinh trong tôm, kháng sinh trong tôm,